Trang thông tin điện tử trường PTDTBTTHCS Nong U

https://ptdtbtthcsnongu.pgddienbiendong.edu.vn


CẢI TIẾN CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG CHO MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

CẢI TIẾN CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG CHO MÔN MĨ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống, vận dụng phương pháp dạy học truyền thống như thế nào, phối hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại như thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học ? Thu Trang xin trao đổi cùng các thầy cô và các bạn.
Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống, vận dụng phương pháp dạy học truyền thống như thế nào, phối hợp phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại như thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học ? Thu Trang xin trao đổi cùng các thầy cô và các bạn.
Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học.
Phương pháp dạy học chủ yếu chiếm ưu thế là các phương pháp thông báo - tiếp nhận, giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học là người truyền thụ tri thức mang tính áp đặt, hoạt động học tập của học sinh mang tính thụ động. Việc dạy học ít gắn với cuộc sống và hoạt động thực tiễn vì thế hạn chế việc phát triển toàn diện tính tích cực và sáng tạo và năng động của học sinh.
Theo bản thân tôi nhận thấy, đổi mới dạy học không có nghĩa là chúng ta loại bỏ những phương pháp dạy học truyền thống đã quen thuộc như vốn có của nó mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến, khắc phục những nhược điểm của chúng để nâng cao hiệu quả khi sử dụng. Bản thân người giáo viên như tôi trước hết cần nắm vững các yêu cầu và sử dụng thành thạo các kĩ thuật của chúng trong việc chuẩn  bị cũng như tiến hành bài dạy trên lớp. Chẳng hạn như kĩ thuật mở bài, kĩ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kĩ thuật đặt các câu hỏi và kĩ thuật xử lý các câu trả lời trong đàm thoại hay kĩ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, riêng bản thân tôi cũng nhận thấy rằng các phương pháp dạy học truyền thống cũng có những hạn chế tất yếu.
Vì thế, bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, điển hình cụ thể cho môn mĩ thuật. Nhận thấy rằng không có một phương pháp dạy học nào là toàn năng, phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và nội dung dạy học đều có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Do vậy, việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng của phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm.
z2854276805240 f99a16fd236dc8da7f3e06682360b388

Hiện nay nhiều giáo viên đã có cải tiến bài trên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải qiuyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm, xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “ bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “ bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học.
Thực trạng dạy học mĩ thuật ở trường THCS có những vấn đề thuộc văn hoá học tập nói chung và những vấn đề về phương pháp dạy học, nền giáo dục mang tính hàn lâm, chú trọng kiến thức khoa học chuyên môn, ít gắn với ứng dụng thực tiễn, tâm lý học tập đối phó với thi cử.
Hiện nay, dạy học mĩ thuật ở trường THCS  chưa phổ cập được rộng khắp,  cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu cho việc dạy và học. Do đó, chất lượng dạy học môn mĩ thuật còn bị hạn chế, chưa phản ánh được đúng khả năng của học sinh - lứa tuổi thích hoạt động nói chung và tạo hình nói riêng.
  Qua dự giờ thao giảng bộ môn nhận thấy rằng giáo viên đã chú ý đánh giá kết quả học mĩ thuât của học sinh qua mỗi bài, mỗi chương... Song trên thực tế việc đánh giá còn chung chung, dựa vào cảm tính, chưa thực sự chú ý đến mục tiêu và trọng tâm từng loại bài, từng thời điểm thể hiện ở sự thiếu quan tâm đến tổ chức đánh giá - cho học sinh nhận xét, phân tích, tự xếp loại sản phẩm theo cảm nhận riêng. Vì thế, chưa phát huy được tính độc lập suy nghĩ học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học mĩ thuật giáo viên chủ yếu dựa vào các bài thực hành ít chú ý đến kiểm tra nhận thức qua các câu hỏi, nếu có cũng chỉ đánh giá ở mức nhớ bài, thuộc bài, ít quan tâm đến những câu trả lời có tính suy luận, nhận thức riêng.
Dạy mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo học sinh thành hoạ sĩ hay những người làm mĩ thuật chuyên nghiệp. Môn mĩ thuật ở trường THCS không đơn giản chỉ là vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để nâng cao tầm hiểu biết của học sinh về nhiều mặt: đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ...Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh giúp các em hiểu biết cái đẹp của thiên nhiên, các tác phẩm nghệ thuật thông qua đó học sinh tập tạo ra cái đẹp bằng khả năng của mình, đồng thời biết thưởng thức cái đẹp và vận dụng hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt học tập và cuộc sống hàng ngày.
Như vậy, cải tiến phương pháp dạy học truyền thống cho môn mĩ thuật ở trường THCS nhằm góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ, phát triển tư duy, khả năng hình tượng, sáng tạo, góp phần hình thành phẩm chất con người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
z2854276758792 7c1178af6d7898adfae61445f168b1f4z2854276771440 0a9544bd15597e91f0ed5f9cf7832123
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thu Trang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây