ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CẦN CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP NÀO ĐỂ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG TỔNG THỂ 2018
- Chủ nhật - 31/10/2021 21:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, các định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục là kết quả của những đổi mới, thử nghiệm về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được tiến hành áp dụng trong năm học 2021 – 2022 đối với cấp THCS. Để thực hiện tốt công việc này đội ngũ nhà giáo trường PTDTBT THCS nong U đã hội thảo đưa ra một số biện pháp nhằm cải tiến phương pháp và kiểm tra đánh giá như sau:
I - Về phương pháp
1 Cải tiến phương pháp dạy truyền thống
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực không đồng nghĩa với việc phải loại bỏ đi phương pháp dạy truyền thống như đàm thoại, dạy học thuyết trình hay luyện tập, mà điều cần làm chính là cải tiến chúng, để hạn chế các nhược điểm và nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy.
Muốn phương pháp dạy học này mang lại hiệu quả, giáo viên cần phải nắm rõ yêu cầu và sử dụng thành thạo kỹ thuật ở khâu chuẩn bị cho đến việc giảng dạy trên lớp. Ngoài ra, cần nâng cao kỹ thuật đặt câu hỏi, cách xử lý các câu trả lời ở trong đàm thoại và kỹ thuật làm mẫu ở trong luyện tập.
Bên cạnh việc cải tiến cũng nên kết hợp giữa dạy học truyền thống và phương pháp dạy mới, nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của các em học sinh.
2 Kết hợp nhiều phương pháp
Để nâng cao hiệu quả học tập và tăng tính tích cực của học sinh, việc kết hợp nhiều phương pháp dạy học là biện pháp vô cùng cần thiết. Bên cạnh dạy học toàn lớp, giáo viên có thể kết hợp, sử dụng phương pháp dạy học cá nhân, dạy học nhóm.
3 Dạy học giải quyết vấn đề
Đây là cách dạy học có tác dụng phát huy khả năng tư duy, nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh. Ngoài các tình huống liên quan đến môn học thì giáo viên có thể lựa chọn tình huống có liên quan tới thực tiễn cuộc sống, để giúp các em hình thành tư duy, lý luận khi đối mặt với các vấn đề cần giải quyết.
4 Dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống được thực hiện dựa trên một chủ đề phức hợp gắn liền với những tình huống diễn ra cuộc sống và nghề nghiệp. Học sinh được tạo mọi điều kiện để kiến tạo tri thức cá nhân trong lúc tương tác với xã hội.
Chủ đề dạy học bao gồm nội dung liên quan đến các môn học hay đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc có nguồn gốc từ thực tiễn.
5 Dạy học định hướng hành động
Là cách dạy học có sự kết hợp giữa hoạt động trí não và tay chân. Trong suốt thời gian học tập, học sinh sẽ tiến hành các nhiệm vụ học tập, hoàn thành sản phẩm dưới sự hỗ trợ của hoạt động tư duy và tay chân.
6 Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Dưới sự hỗ trợ của màn hình trình chiếu, phần mềm dạy học sẽ làm cho bài giảng trở nên thu hút, sinh động, tăng được sự hứng thú của học sinh.
7 Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực
Kỹ thuật dạy học chính là cách thức hành động của người trực tiếp giảng dạy và người học trong các tình huống thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có rất nhiều kỹ thuật dạy học giúp phát huy tính tích cực của người học như “kỹ năng động não, tia chớp, bản đồ tư duy,…”
8 Phát triển phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn
Phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ, nếu là bộ môn khoa học tự nhiên, giáo viên có thể cho học sinh quan sát vật phẩm kỹ thuật, tiến hành làm mẫu các thao tác, phân tích sản phẩm, lắp ráp mô hình sản phẩm,…
9 Hình thành thói quen học tích cực cho học sinh
Hình thành thói quen học tích cực có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Với sự đa dạng về các phương pháp nhận thức như thu thập, xử lý, phân tích thông tin, phương pháp làm việc nhóm,…
II - Về đổi mới hình thức kiểm tra và đánh giá
1.Thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy chế ở khâu ra đề, khâu coi kiểm tra, chấm kiểm tra. Đồng thời đảm bảo công bằng, trung thực và khách quan trong việc đánh giá năng lực của học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực cũng cần phải chú trọng tới phẩm chất và năng lực của học sinh.
2.Việc đánh giá học sinh phải theo sát toàn bộ quá trình học tập. Thực hiện đánh giá ngay trên lớp, đánh giá thông qua nhận xét hay hồ sơ. Đặc biệt nên tăng cường đánh giá học sinh thông qua sản phẩm thực hiện dự án, các bài thuyết trình. Cần kết hợp kết quả đánh giá học sinh trong quá trình học tập và tổng kết cuối kỳ, cuối năm.
3.Các hình thức sử dụng để kiểm tra và đánh giá cần phải hướng tới mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. Quá trình đánh giá là cách để nắm được học sinh đã học được cái gì, học như thế nào và vận dụng ra sao. Kết quả của việc đánh giá nên được sử dụng để giúp đỡ học sinh cải thiện về phương pháp học tập, động viên học sinh cố gắng.
4. Cần phải kết hợp hợp lý hình thức thi trắc nghiệm và tự luận. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc trong việc ra đề thi, câu hỏi trắc nghiệm một cách khách quan, đưa các câu hỏi kiểm tra tự luận ở trong các bài kiểm tra và các câu hỏi, bài tập nhằm phát huy năng lực của học sinh cho thư viện trường. Tạo thêm nguồn tài liệu học mở ở trên website chính thức của bộ GD, sở GD, phòng GD-ĐT và các trường học.
Để thực hiện tốt đổi mới PP và k tra đánh giá giáo viên cần
- Giáo viên phải có kiến thức đa dạng: Giáo viên cần có kiến thức chuyên môn và kiến thức sư phạm về các đề tài thực hiện giảng dạy.
- Giáo viên phải xác định được những vấn đề cần đổi mới: Phải xác định mục tiêu, nội dung, phương tiện và hình thức tổ chức, đánh giá.
- Giáo viên cần lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường lớp học: Lập kế hoạch về thời gian và đảm bảo sự tham gia của cả lớp. Cung cấp các đầu vào hoặc mô hình để phổ biến kiến thức mới.
- Giáo viên phải giỏi kỹ năng truyền đạt kiến thức: Nắm rõ yêu cầu của giáo dục, nắm rõ kiến thức và kỹ năng để truyền đạt nội dung cho học sinh.
- Giáo viên phải chủ động và có sáng kiến, giúp học sinh tự học, tự vận dụng, hợp tác chia sẻ, giúp việc học tập hiệu quả hơn.
Khó khăn thì nhiều, song dù khó khăn đến đâu chúng tôi những giáo viên của trường PTDTBT THCS Nong U cũng sẽ cố gắng khắc phục, tích cực tìm tòi, sáng tạo để có phương pháp giảng dạy phù hợp, cải tiến kiểm tra đánh giá nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay để phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
I - Về phương pháp
1 Cải tiến phương pháp dạy truyền thống
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực không đồng nghĩa với việc phải loại bỏ đi phương pháp dạy truyền thống như đàm thoại, dạy học thuyết trình hay luyện tập, mà điều cần làm chính là cải tiến chúng, để hạn chế các nhược điểm và nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy.
Muốn phương pháp dạy học này mang lại hiệu quả, giáo viên cần phải nắm rõ yêu cầu và sử dụng thành thạo kỹ thuật ở khâu chuẩn bị cho đến việc giảng dạy trên lớp. Ngoài ra, cần nâng cao kỹ thuật đặt câu hỏi, cách xử lý các câu trả lời ở trong đàm thoại và kỹ thuật làm mẫu ở trong luyện tập.
Bên cạnh việc cải tiến cũng nên kết hợp giữa dạy học truyền thống và phương pháp dạy mới, nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của các em học sinh.
2 Kết hợp nhiều phương pháp
Để nâng cao hiệu quả học tập và tăng tính tích cực của học sinh, việc kết hợp nhiều phương pháp dạy học là biện pháp vô cùng cần thiết. Bên cạnh dạy học toàn lớp, giáo viên có thể kết hợp, sử dụng phương pháp dạy học cá nhân, dạy học nhóm.
3 Dạy học giải quyết vấn đề
Đây là cách dạy học có tác dụng phát huy khả năng tư duy, nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh. Ngoài các tình huống liên quan đến môn học thì giáo viên có thể lựa chọn tình huống có liên quan tới thực tiễn cuộc sống, để giúp các em hình thành tư duy, lý luận khi đối mặt với các vấn đề cần giải quyết.
4 Dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống được thực hiện dựa trên một chủ đề phức hợp gắn liền với những tình huống diễn ra cuộc sống và nghề nghiệp. Học sinh được tạo mọi điều kiện để kiến tạo tri thức cá nhân trong lúc tương tác với xã hội.
Chủ đề dạy học bao gồm nội dung liên quan đến các môn học hay đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc có nguồn gốc từ thực tiễn.
5 Dạy học định hướng hành động
Là cách dạy học có sự kết hợp giữa hoạt động trí não và tay chân. Trong suốt thời gian học tập, học sinh sẽ tiến hành các nhiệm vụ học tập, hoàn thành sản phẩm dưới sự hỗ trợ của hoạt động tư duy và tay chân.
6 Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Dưới sự hỗ trợ của màn hình trình chiếu, phần mềm dạy học sẽ làm cho bài giảng trở nên thu hút, sinh động, tăng được sự hứng thú của học sinh.
7 Sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực
Kỹ thuật dạy học chính là cách thức hành động của người trực tiếp giảng dạy và người học trong các tình huống thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Có rất nhiều kỹ thuật dạy học giúp phát huy tính tích cực của người học như “kỹ năng động não, tia chớp, bản đồ tư duy,…”
8 Phát triển phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn
Phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ, nếu là bộ môn khoa học tự nhiên, giáo viên có thể cho học sinh quan sát vật phẩm kỹ thuật, tiến hành làm mẫu các thao tác, phân tích sản phẩm, lắp ráp mô hình sản phẩm,…
9 Hình thành thói quen học tích cực cho học sinh
Hình thành thói quen học tích cực có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Với sự đa dạng về các phương pháp nhận thức như thu thập, xử lý, phân tích thông tin, phương pháp làm việc nhóm,…
II - Về đổi mới hình thức kiểm tra và đánh giá
1.Thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy chế ở khâu ra đề, khâu coi kiểm tra, chấm kiểm tra. Đồng thời đảm bảo công bằng, trung thực và khách quan trong việc đánh giá năng lực của học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực cũng cần phải chú trọng tới phẩm chất và năng lực của học sinh.
2.Việc đánh giá học sinh phải theo sát toàn bộ quá trình học tập. Thực hiện đánh giá ngay trên lớp, đánh giá thông qua nhận xét hay hồ sơ. Đặc biệt nên tăng cường đánh giá học sinh thông qua sản phẩm thực hiện dự án, các bài thuyết trình. Cần kết hợp kết quả đánh giá học sinh trong quá trình học tập và tổng kết cuối kỳ, cuối năm.
3.Các hình thức sử dụng để kiểm tra và đánh giá cần phải hướng tới mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. Quá trình đánh giá là cách để nắm được học sinh đã học được cái gì, học như thế nào và vận dụng ra sao. Kết quả của việc đánh giá nên được sử dụng để giúp đỡ học sinh cải thiện về phương pháp học tập, động viên học sinh cố gắng.
4. Cần phải kết hợp hợp lý hình thức thi trắc nghiệm và tự luận. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc trong việc ra đề thi, câu hỏi trắc nghiệm một cách khách quan, đưa các câu hỏi kiểm tra tự luận ở trong các bài kiểm tra và các câu hỏi, bài tập nhằm phát huy năng lực của học sinh cho thư viện trường. Tạo thêm nguồn tài liệu học mở ở trên website chính thức của bộ GD, sở GD, phòng GD-ĐT và các trường học.
Để thực hiện tốt đổi mới PP và k tra đánh giá giáo viên cần
- Giáo viên phải có kiến thức đa dạng: Giáo viên cần có kiến thức chuyên môn và kiến thức sư phạm về các đề tài thực hiện giảng dạy.
- Giáo viên phải xác định được những vấn đề cần đổi mới: Phải xác định mục tiêu, nội dung, phương tiện và hình thức tổ chức, đánh giá.
- Giáo viên cần lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường lớp học: Lập kế hoạch về thời gian và đảm bảo sự tham gia của cả lớp. Cung cấp các đầu vào hoặc mô hình để phổ biến kiến thức mới.
- Giáo viên phải giỏi kỹ năng truyền đạt kiến thức: Nắm rõ yêu cầu của giáo dục, nắm rõ kiến thức và kỹ năng để truyền đạt nội dung cho học sinh.
- Giáo viên phải chủ động và có sáng kiến, giúp học sinh tự học, tự vận dụng, hợp tác chia sẻ, giúp việc học tập hiệu quả hơn.
Khó khăn thì nhiều, song dù khó khăn đến đâu chúng tôi những giáo viên của trường PTDTBT THCS Nong U cũng sẽ cố gắng khắc phục, tích cực tìm tòi, sáng tạo để có phương pháp giảng dạy phù hợp, cải tiến kiểm tra đánh giá nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay để phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.