PHỤ HUYNH HỌC SINH HÃY CHUNG TAY CÙNG NHÀ TRƯỜNG
- Thứ hai - 07/03/2022 20:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong quá trình công tác, rất nhiều năm tôi được BGH phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, khi làm công tác chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy rất nhiều các bậc phụ huynh quá nuông chiều con, con muốn mua gì là phụ huynh đều đáp ứng cả hoặc con mắc lỗi nhiều lần cũng không chấn chỉnh để cho con em mình biết lỗi và sửa chữa. Bên cạnh đó, lại có một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh không hề quan tâm tới tình hình học tập của con em mình, phó mặc trách nhiệm cho nhà trường và các thầy cô giáo. Từ thực tiễn trên, tôi có vài lời nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh đang có con em theo học tại nhà trường PTDTBTTHCS Nong U, mong các bậc phụ huynh lưu tâm, đặc biệt là trong lúc tình hình dịch bệnh Côvit 19 ở xã Nong U đang ngày một diễn biến phức tạp.
I. Trách nhiệm phối hợp của cha mẹ học sinh với nhà trường trong mùa dịch Côvit 19.
1. Thường xuyên theo dõi, nắm vững thông tin cơ bản về dịch bệnh Covid-19 từ các kênh thông tin chính thống; giữ liên lạc thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm lớp của con, em mình hoặc người có trách nhiệm của nhà trường để thông tin kịp thời khi có trường hợp đặc biệt xảy ra.
2. Thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở con, em mình về các biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh và các thông tin, nội dung yêu cầu của nhà trường.
3. Đề nghị kiểm tra, theo dõi thân nhiệt hằng ngày cho con, em mình. Nếu thấy có sốt hoặc ho, khó thở thì chủ động cho con em nghỉ học, báo nghỉ cho nhà trường và theo dõi sức khỏe con em tại nhà, nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.
4. Giữ nhà cửa thông thoáng, phát quang bụi rậm, không để nước đọng, các dụng cụ chứa nước phải được đậy kín, khử khuẩn theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tăng cường thông khí tại nhà bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
5. Hạn chế cho trẻ em học sinh sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ học tập dùng chung hoặc chưa được vệ sinh, khử khuẩn.
6. Trong trường hợp gia đình có người có biểu hiện sốt hoăc ho, khó thở tại nhà, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với dịch Covid-19 thì phải thực hiện khử khuẩn tại nhà theo khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.
7. Tuân thủ các quy định của nhà trường về việc thăm con, mang đồ ăn tiếp tế cho con và việc đưa đón học sinh tới trường.
II. Trách nhiệm phối hợp của cha mẹ học sinh với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
1. Cho con cơ hội được trưởng thành.
Mong phụ huynh đừng nuông chiều con thái quá, như vậy là tước đi quyền được trưởng thành của con. Quyền được thất bại, được sai lầm để học bài học trưởng thành là quyền của các cháu. Phụ huynh đừng thương con đến mức không để con làm việc gì. Hãy dạy cháu tự mang cặp đến trường, hãy dạy cháu biết trồng cây, rửa chén, lau nhà và hãy để cháu tự đứng dậy từ chính nơi vấp ngã... Cháu muốn chiên trứng cứ mạnh dạn để cháu làm. Cháu có thể làm hư một lần, nhưng vài lần thì chắc sẽ được.
2. Trao cho con năng lực tự học.
Hãy giúp các cháu phát triển tư duy, trau dồi năng lực tự học, tự nghiên cứu và khám phá những kiến thức mới. Vì khi con đã có năng lực tự học thì cha mẹ sẽ bớt nhọc công trong việc dạy dỗ hơn rất nhiều. Khi con hỏi, đừng vội trả lời ngay mà hãy nhẹ nhàng hỏi ngược lại. Chúng ta sẽ bất ngờ vì ý tưởng của con mình đấy. Quan trọng nhất là hãy tạo cho các cháu thói quen đọc sách và hãy để văn hóa đọc thấm sâu trong nếp sống của gia đình.
Bằng mọi cách, hãy trao cho cháu kỹ năng tự học. Bởi vì tự học là vua của mọi kỹ năng, đó là nền tảng để cháu có thể phát triển bản thân và thành công mai .
3. Dạy con tấm lòng nhân ái.
Mong các bậc phụ huynh hãy dạy cho cháu có thái độ tôn trọng và dịu dàng với những người khó khăn, người bán hàng rong, người ăn xin hay những người quét rác bên vệ đường. Đôi khi chỉ một lời động viên từ trái tim cũng khiến người khác rơi nước mắt vì hạnh phúc. Hãy hướng dẫn các cháu làm việc thiện từ những điều rất nhỏ, cháu sẽ học được bài học sâu sắc về tình thương vô điều kiện vốn là điều hiếm hoi trong thời đại ngày nay. Hằng ngày hãy dạy cho cháu biết quan tâm giúp đỡ người khác thay vì chỉ biết lo cho mình, điều đó sẽ giúp cháu nuôi dưỡng lòng nhân ái, tính hào hiệp và biết sống vì mọi người. Lòng nhân ái hay đạo đức là nền tảng của mọi đức hạnh, là nền tảng của hạnh phúc. Hãy hướng dẫn các cháu làm việc thiện từ những điều rất nhỏ, để học bài học sâu sắc về tình thương vô điều kiện vốn là điều hiếm hoi trong thời đại ngày nay. Hằng ngày hãy dạy cho cháu biết quan tâm giúp đỡ người khác thay vì chỉ biết lo cho mình. Điều đó sẽ giúp cháu nuôi dưỡng lòng nhân ái, tính hào hiệp và biết sống vì mọi người.
4. Cho con tiếp xúc với thiên nhiên.
Hãy tạo điều kiện để các cháu thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên, sống thật hơn với thế giới xung quanh thay vì đắm chìm trong iPhone, iPad. Hãy mạnh dạn cho cháu chạm vào những cây rừng, những bông hoa hay dòng suối mát. Hãy cho cháu thấy đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn cá bơi lội dưới sông hay những chú dê đang tung tăng trên đồng cỏ. Hãy cho cháu được chạy chân không, tắm mưa hay lội bùn để cháu được ôm ấp bởi mẹ thiên nhiên vĩ đại.Hãy thường xuyên đưa cháu đi tham dự các lễ hội, sự kiện văn hóa, tham quan viện bảo tàng để cháu có thêm nhiều trải nghiệm. Một đứa trẻ được lớn lên như thế chắc chắn sẽ trở thành một con người khỏe mạnh, cởi mở, bao dung và biết yêu thương muôn loài.
5. Làm gương cho con từ việc nhỏ.
Cha mẹ hãy làm gương cho các cháu. Con cái luôn nhìn vào cách hành xử của người lớn để bắt chước, học theo. Nếu cha mẹ xem tivi khi ăn cơm con sẽ học theo. Nếu cha mẹ lướt điện thoại con cũng lướt theo. Ngược lại, nếu cha mẹ tắt điện thoại, cùng trò chuyện với con hay đọc sách trước khi ngủ, con cũng làm vậy. Có những cháu bật khóc ở cổng trường chỉ vì bố vượt đèn đỏ không như cô giáo dạy cháu ở trường. Hãy giúp giáo viên bằng cách làm gương và tập cho cháu những hành vi và thái độ mà phụ huynh muốn thấy ở con mình. Cha mẹ biết làm gương cho con, biết quan tâm và thấu hiểu sẽ tạo nên những đứa trẻ biết lắng nghe, trưởng thành và đầy tích cực.
6. Ứng xử ôn hòa khi dạy con.
Mong phụ huynh hãy dạy các cháu trong ôn hòa. Nếu dạy cháu bằng roi vọt hay quát mắng, đánh đập thì một là cháu sẽ trở nên sợ sệt nhút nhát, hai là sẽ trở nên ngông cuồng, bất cần, dễ gây hấn với người khác, dần dần sẽ khiến cháu mất phương hướng, cảm thấy thế giới này thật đáng ghét và tệ hơn là mất đi sự kết nối với cha mẹ. Con cái cần cảm xúc ôn hòa để hàm dưỡng và chỉ khi cha mẹ nhìn thấy ưu nhược điểm của con nhưng vẫn xem như bình thường, thì mới có thể bình tĩnh dạy con đúng đắn được. Ai cũng thiếu sót cả, quyền của con là được phép sai lầm và nhiệm vụ của cha mẹ là giúp con trưởng thành. Nghệ thuật làm cha mẹ là có thể giữ gìn cảm xúc ôn hòa của mình với con. Chỉ khi tâm trạng của con bình ổn thì con mới là chính mình, mới trở nên dễ thương và đầy tử tế.
7. Bình tĩnh trước việc không như ý.
Gần đây có nhiều thông tin xôn xao dư luận về một số sự việc xảy ra ở các trường học, có lẽ ít nhiều phụ huynh đã có những bức xúc. Xin hãy tin rằng ở đâu đó những người làm giáo dục chân chính vẫn đang ngày đêm trăn trở và hành động, những điều tử tế vẫn đang kết trái, đơm hoa. Là một phụ huynh chân chính, mong quý vị hãy có thái độ bình tâm trước những việc như ý cũng như bất như ý, đừng để bị cuốn theo cảm xúc, dư luận..., bởi điều đó sẽ làm chúng ta mất rất nhiều năng lượng. Khi gặp chuyện bất như ý về trường hay về giáo viên, mong phụ huynh thay vì vội vàng buộc tội, hãy bình tĩnh lắng nghe, tìm hiểu đa chiều về sự việc ấy. Bởi có những chuyện thấy vậy mà không phải vậy. Hãy cùng đứng về phía giáo viên, chung tay với giáo viên để cùng giải quyết vấn đề trên nền tảng của sự tôn trọng, hiểu biết và yêu thương. Nếu phụ huynh chung tay với giáo viên, con quý vị sẽ học tập tốt hơn và trưởng thành hơn. Nhà và trường là một, giáo viên và phụ huynh là một. Vì giáo viên và phụ huynh đều đứng về phía các cháu, là cha mẹ ở trường và ở nhà của các cháu.
I. Trách nhiệm phối hợp của cha mẹ học sinh với nhà trường trong mùa dịch Côvit 19.
1. Thường xuyên theo dõi, nắm vững thông tin cơ bản về dịch bệnh Covid-19 từ các kênh thông tin chính thống; giữ liên lạc thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm lớp của con, em mình hoặc người có trách nhiệm của nhà trường để thông tin kịp thời khi có trường hợp đặc biệt xảy ra.
2. Thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở con, em mình về các biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh và các thông tin, nội dung yêu cầu của nhà trường.
3. Đề nghị kiểm tra, theo dõi thân nhiệt hằng ngày cho con, em mình. Nếu thấy có sốt hoặc ho, khó thở thì chủ động cho con em nghỉ học, báo nghỉ cho nhà trường và theo dõi sức khỏe con em tại nhà, nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.
4. Giữ nhà cửa thông thoáng, phát quang bụi rậm, không để nước đọng, các dụng cụ chứa nước phải được đậy kín, khử khuẩn theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tăng cường thông khí tại nhà bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
5. Hạn chế cho trẻ em học sinh sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ học tập dùng chung hoặc chưa được vệ sinh, khử khuẩn.
6. Trong trường hợp gia đình có người có biểu hiện sốt hoăc ho, khó thở tại nhà, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với dịch Covid-19 thì phải thực hiện khử khuẩn tại nhà theo khuyến cáo và hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.
7. Tuân thủ các quy định của nhà trường về việc thăm con, mang đồ ăn tiếp tế cho con và việc đưa đón học sinh tới trường.
II. Trách nhiệm phối hợp của cha mẹ học sinh với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
1. Cho con cơ hội được trưởng thành.
Mong phụ huynh đừng nuông chiều con thái quá, như vậy là tước đi quyền được trưởng thành của con. Quyền được thất bại, được sai lầm để học bài học trưởng thành là quyền của các cháu. Phụ huynh đừng thương con đến mức không để con làm việc gì. Hãy dạy cháu tự mang cặp đến trường, hãy dạy cháu biết trồng cây, rửa chén, lau nhà và hãy để cháu tự đứng dậy từ chính nơi vấp ngã... Cháu muốn chiên trứng cứ mạnh dạn để cháu làm. Cháu có thể làm hư một lần, nhưng vài lần thì chắc sẽ được.
2. Trao cho con năng lực tự học.
Hãy giúp các cháu phát triển tư duy, trau dồi năng lực tự học, tự nghiên cứu và khám phá những kiến thức mới. Vì khi con đã có năng lực tự học thì cha mẹ sẽ bớt nhọc công trong việc dạy dỗ hơn rất nhiều. Khi con hỏi, đừng vội trả lời ngay mà hãy nhẹ nhàng hỏi ngược lại. Chúng ta sẽ bất ngờ vì ý tưởng của con mình đấy. Quan trọng nhất là hãy tạo cho các cháu thói quen đọc sách và hãy để văn hóa đọc thấm sâu trong nếp sống của gia đình.
Bằng mọi cách, hãy trao cho cháu kỹ năng tự học. Bởi vì tự học là vua của mọi kỹ năng, đó là nền tảng để cháu có thể phát triển bản thân và thành công mai .
3. Dạy con tấm lòng nhân ái.
Mong các bậc phụ huynh hãy dạy cho cháu có thái độ tôn trọng và dịu dàng với những người khó khăn, người bán hàng rong, người ăn xin hay những người quét rác bên vệ đường. Đôi khi chỉ một lời động viên từ trái tim cũng khiến người khác rơi nước mắt vì hạnh phúc. Hãy hướng dẫn các cháu làm việc thiện từ những điều rất nhỏ, cháu sẽ học được bài học sâu sắc về tình thương vô điều kiện vốn là điều hiếm hoi trong thời đại ngày nay. Hằng ngày hãy dạy cho cháu biết quan tâm giúp đỡ người khác thay vì chỉ biết lo cho mình, điều đó sẽ giúp cháu nuôi dưỡng lòng nhân ái, tính hào hiệp và biết sống vì mọi người. Lòng nhân ái hay đạo đức là nền tảng của mọi đức hạnh, là nền tảng của hạnh phúc. Hãy hướng dẫn các cháu làm việc thiện từ những điều rất nhỏ, để học bài học sâu sắc về tình thương vô điều kiện vốn là điều hiếm hoi trong thời đại ngày nay. Hằng ngày hãy dạy cho cháu biết quan tâm giúp đỡ người khác thay vì chỉ biết lo cho mình. Điều đó sẽ giúp cháu nuôi dưỡng lòng nhân ái, tính hào hiệp và biết sống vì mọi người.
4. Cho con tiếp xúc với thiên nhiên.
Hãy tạo điều kiện để các cháu thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên, sống thật hơn với thế giới xung quanh thay vì đắm chìm trong iPhone, iPad. Hãy mạnh dạn cho cháu chạm vào những cây rừng, những bông hoa hay dòng suối mát. Hãy cho cháu thấy đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn cá bơi lội dưới sông hay những chú dê đang tung tăng trên đồng cỏ. Hãy cho cháu được chạy chân không, tắm mưa hay lội bùn để cháu được ôm ấp bởi mẹ thiên nhiên vĩ đại.Hãy thường xuyên đưa cháu đi tham dự các lễ hội, sự kiện văn hóa, tham quan viện bảo tàng để cháu có thêm nhiều trải nghiệm. Một đứa trẻ được lớn lên như thế chắc chắn sẽ trở thành một con người khỏe mạnh, cởi mở, bao dung và biết yêu thương muôn loài.
5. Làm gương cho con từ việc nhỏ.
Cha mẹ hãy làm gương cho các cháu. Con cái luôn nhìn vào cách hành xử của người lớn để bắt chước, học theo. Nếu cha mẹ xem tivi khi ăn cơm con sẽ học theo. Nếu cha mẹ lướt điện thoại con cũng lướt theo. Ngược lại, nếu cha mẹ tắt điện thoại, cùng trò chuyện với con hay đọc sách trước khi ngủ, con cũng làm vậy. Có những cháu bật khóc ở cổng trường chỉ vì bố vượt đèn đỏ không như cô giáo dạy cháu ở trường. Hãy giúp giáo viên bằng cách làm gương và tập cho cháu những hành vi và thái độ mà phụ huynh muốn thấy ở con mình. Cha mẹ biết làm gương cho con, biết quan tâm và thấu hiểu sẽ tạo nên những đứa trẻ biết lắng nghe, trưởng thành và đầy tích cực.
6. Ứng xử ôn hòa khi dạy con.
Mong phụ huynh hãy dạy các cháu trong ôn hòa. Nếu dạy cháu bằng roi vọt hay quát mắng, đánh đập thì một là cháu sẽ trở nên sợ sệt nhút nhát, hai là sẽ trở nên ngông cuồng, bất cần, dễ gây hấn với người khác, dần dần sẽ khiến cháu mất phương hướng, cảm thấy thế giới này thật đáng ghét và tệ hơn là mất đi sự kết nối với cha mẹ. Con cái cần cảm xúc ôn hòa để hàm dưỡng và chỉ khi cha mẹ nhìn thấy ưu nhược điểm của con nhưng vẫn xem như bình thường, thì mới có thể bình tĩnh dạy con đúng đắn được. Ai cũng thiếu sót cả, quyền của con là được phép sai lầm và nhiệm vụ của cha mẹ là giúp con trưởng thành. Nghệ thuật làm cha mẹ là có thể giữ gìn cảm xúc ôn hòa của mình với con. Chỉ khi tâm trạng của con bình ổn thì con mới là chính mình, mới trở nên dễ thương và đầy tử tế.
7. Bình tĩnh trước việc không như ý.
Gần đây có nhiều thông tin xôn xao dư luận về một số sự việc xảy ra ở các trường học, có lẽ ít nhiều phụ huynh đã có những bức xúc. Xin hãy tin rằng ở đâu đó những người làm giáo dục chân chính vẫn đang ngày đêm trăn trở và hành động, những điều tử tế vẫn đang kết trái, đơm hoa. Là một phụ huynh chân chính, mong quý vị hãy có thái độ bình tâm trước những việc như ý cũng như bất như ý, đừng để bị cuốn theo cảm xúc, dư luận..., bởi điều đó sẽ làm chúng ta mất rất nhiều năng lượng. Khi gặp chuyện bất như ý về trường hay về giáo viên, mong phụ huynh thay vì vội vàng buộc tội, hãy bình tĩnh lắng nghe, tìm hiểu đa chiều về sự việc ấy. Bởi có những chuyện thấy vậy mà không phải vậy. Hãy cùng đứng về phía giáo viên, chung tay với giáo viên để cùng giải quyết vấn đề trên nền tảng của sự tôn trọng, hiểu biết và yêu thương. Nếu phụ huynh chung tay với giáo viên, con quý vị sẽ học tập tốt hơn và trưởng thành hơn. Nhà và trường là một, giáo viên và phụ huynh là một. Vì giáo viên và phụ huynh đều đứng về phía các cháu, là cha mẹ ở trường và ở nhà của các cháu.